Gợi ý 1 số trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị

Gợi ý 1 số trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị

Tổ chức trò chơi dân gian sẽ mang lại rất nhiều lợi ích trong học tập lẫn các kỹ năng sống cho trẻ và giúp các em phần nào cảm nhận được truyền thống văn hóa của người Việt từ xa xưa. Dưới đây là 1 số trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thường được tổ chức tại các lớp học của trẻ.

Ý nghĩa của trò chơi dân gian đối với trẻ mầm non

Trò chơi dân gian là những hoạt động giải trí do người dân Việt Nam sáng tạo ra và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Với đặc điểm của nền văn minh lúa nước, sau mỗi mùa vụ, người nông dân sẽ có một khoảng thời gian nhàn rỗi. Họ thường tổ chức các hoạt động vui chơi, thư giãn và vừa tạo động lực cho vụ mùa sắp tới. Đặc biệt, những trò chơi mang đậm tính chất cộng đồng còn giúp tăng sự kết nối giữa mọi người. 

Hiện nay, 1 số trò chơi dân gian thường được tổ chức vào dịp lễ hội của đất nước. Bên cạnh đó, những trò chơi này cũng được áp dụng trong các giờ học của các bé lứa tuổi mầm non. Trò chơi dân gian vừa đơn giản, vui nhộn lại vừa bổ ích, giúp trẻ rèn luyện nhiều kỹ năng. 

1 số trò chơi dân gian

Gợi ý 1 số trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị

Xem thêm: Tổng hợp những câu đố dân gian hại não cực hay

Giúp trẻ tiếp cận nền văn hóa dân tộc

Những trò chơi dân gian là truyền thống, văn hóa tốt đẹp của người dân Việt nam cần được bảo tồn và phát huy. Những trò chơi đơn giản, mang âm điệu vui tươi, sống động tái hiện lại những trò chơi trong các lễ hội truyền thống khác nhau. Qua các trò chơi dân gian, trẻ có thể hiểu thêm những phong tục, tập quán của các dân tộc, biết thêm lịch sử quê hương, đất nước.

Quá trình tổ chức lớp học dễ dàng hơn

1 số trò chơi dân gian cho trẻ mầm non không chỉ để tạo hứng thú và ổn định lớp học mà còn có thể lồng ghép kiến thức để trẻ vừa học vừa chơi. Giáo viên tổ chức các trò chơi dân gian kết hợp với kiến thức cần giảng dạy, hướng dẫn học sinh luật chơi và làm trọng tài. Các em đã có thể tự chơi, tương tác với nhau và tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên. 

Phát triển toàn diện từ thể chất lẫn tinh thần 

Trò chơi dân gian không chỉ giúp các em giải trí sau các giờ học mà còn góp phần rèn luyện sức khỏe, sự nhanh trí, óc tư duy sáng tạo và đặc biệt rèn luyện cho trẻ làm việc theo tinh thần đồng đội. Từ đó hình thành cho trẻ kỹ năng sống và khả năng giao tiếp vận dụng thực tế vào các tình huống hàng ngày. 

Tổng hợp 1 số trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Bịt mắt bắt dê

Bịt mắt bắt dê là một trong những trò chơi dân gian dành cho trẻ mẫu giáo từ 3 tuổi. Đây là một trò chơi giúp trẻ phát triển một cách tổng thể cả thể chất lẫn tinh thần. Trò chơi này giúp bé tăng cường thể chất và rèn luyện tính nhanh nhạy, khéo léo, chính xác và giúp phát triển toàn diện các giác quan. Cách chơi rất đơn giản là một bạn nhỏ được bịt mắt và công việc là phải đi tìm kiếm bạn bè cùng chơi sau từ 10s – 20s. 

Kéo co

Kéo co là một trò chơi dân gian phổ biến từ xưa cho đến nay và thường được tổ chức trong các buổi hoạt động ngoại khóa của trường hay các hội thi thể dục thể thao. Mục đích của trò chơi này không chỉ là vui mà còn giúp cho người chơi rèn luyện thể lực, sự dẻo dai, tính kiên nhẫn và tinh thần đoàn kết. Để chơi được trò này, cần chia làm 2 nhóm với quân số bằng nhau, giữa 2 nhóm kết nối với nhau bằng sợi dây, bên nào kéo làm ngã bên còn lại là nhóm đó sẽ dành chiến thắng.

1 số trò chơi dân gian

Gợi ý 1 số trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị

Xem thêm: Tổng hợp những món ăn dân gian đậm chất Việt Nam

Oẳn tù tì

Từ lâu, câu vè “oẳn tù tì ra cái gì ra cái này” đã trở nên quen thuộc và gần gũi với nhiều thế hệ người dân Việt Nam. Đây là một trò chơi giúp trẻ tăng khả năng phản xạ nhanh nhẹn của đôi tay. 

Để chơi trò oẳn tù tì cần ít nhất 2 người chơi, cách chơi là mọi người bắt đầu hát cùng câu “oẳn tù tì ra cái gì ra cái này”. Sau khi kết thúc câu hát, người chơi sẽ phải đưa tay ra phía trước, có 4 kiểu là búa – dùi – kéo – lá. Theo thứ tự: búa ăn được kéo, kéo cắt được lá, dùi ăn được kéo, dùi ăn được lá và cuối cùng sẽ phân ra được người thắng người thua.

Chi chi chành chành

Đây là một trong những trò chơi dân gian được các bạn nhỏ yêu thích, đặc biệt là trẻ mầm non và tiểu học. Trò chơi này giúp cho trẻ phát huy sự nhanh nhẹn và rèn luyện thị giác.

Số lượng người chơi có thể từ 3 trẻ trở lên. Một bé sẽ được chọn đứng ra trước xòe bàn tay ra, những bé khác giơ ngón trỏ đặt vào lòng bàn tay xòe ra rồi cùng nhau đọc:

“Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa đứt cương

Ba vương ngũ đế

Chấp chế đi tìm

Ù à ù ập”.

Khi đọc đến chữ “ập” thì bé xòe tay nắm lại và các bé còn lại cố gắng rút tay ra thật nhanh. Nếu ai không kịp rút tay ra thì sẽ bị thế chỗ của người xèo tay và tiếp tục đọc bài đồng dao cho các bạn khác chơi.

Trốn tìm

Trốn tìm là trò chơi dân gian cho trẻ mầm non vô cùng phổ biến và quen thuộc. Trò chơi này giúp rèn luyện sự tập trung cho trẻ, cũng như thúc đẩy khả năng nhạy bén về thính giác cũng như sự phán đoán của bé.

Trò chơi này cần ít nhất 2 trẻ tham gia. Trẻ sẽ chơi oẳn tù tì trước để tìm ra người thắng và thua cuộc. Người thắng sẽ đi trốn, người thua sẽ là người nhắm mắt và đi tìm. Trẻ tìm được bạn nào thì bạn đó thua và sẽ đổi vai thành người đi tìm.

Mèo đuổi chuột

Trò chơi mèo đuổi chuột đòi hỏi tinh thần đồng đội cũng như sự nhanh nhẹn của trẻ. Quản trò chọn 2 bạn, trong đó một bạn làm mèo và một bạn làm chuột, các bạn còn lại đứng thành một vòng tròn nắm tay nhau giơ cao để làm hành lang. Khi nghe hiệu lệnh, “chuột” sẽ chạy trước và “mèo” đuổi theo sau chạy vòng qua các hành lang để bắt chuột. Khi mèo bắt được chuột ở hành lang nào thì trẻ ở hành lang đó sẽ trở thành mèo và chuột trong lượt chơi tiếp theo. 

Thả đỉa ba ba 

Trò chơi dân gian này có thể giúp trẻ trở nên nhanh nhẹn và hoạt bát hơn, đồng thời nâng cao tinh thần hòa đồng của trẻ với bạn bè. Cách chơi như sau: Quản trò sẽ chọn ra một bạn làm đỉa những trẻ còn lại sẽ đứng thành một vòng tròn. Đối với trẻ làm đỉa sẽ đi vòng quanh vòng tròn và đọc bài đồng giao “thả đỉa ba ba” và lần lượt chỉ vào từng bạn. Nếu chữ đỉa cuối cùng rơi vào bé nào thì bé đó sẽ phải làm đỉa và những bạn còn lại sẽ chạy lên bờ, bé nào chậm chân bị đỉa bám dưới sông thì sẽ phải thay bạn làm đỉa.  

Trên đây là gợi ý 1 số trò chơi dân gian cho trẻ mầm non mà phụ huynh và giáo viên có thể áp dụng để tổ chức cho trẻ chơi giải trí và rèn luyện các kỹ năng.

Rate this post

Phương