Tác dụng bất ngờ của rau má có tốt cho bà bầu không?

Tác dụng bất ngờ của rau má có tốt cho bà bầu không?

Rau má được biết đến là một loại thực phẩm lành tính gần gũi với mỗi gia đình. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng loại rau này. Hãy cùng http://thytkontum.edu.vn/ tìm hiểu rau má có tốt cho bà bầu không qua bài viết dưới đây nhé!

Ăn rau má có tác dụng gì ?

Thống kê cho thấy trong 100 gr rau má có khoảng 88.2 gr nước, 3.2 gr protein, 1.8 gr carbohydrate, 4.5 gr cellulose, 3.7 mg vitamin C, 0.15 ml vitamin B1, 2.29 mg canxi, 3.1 mg sắt cùng 1.3 mg beta-carotene , 2 mg phốt pho,…

Theo Đông y, rau má có tính mát, vị hơi đắng với tác dụng giải độc, thanh nhiệt, chuyên trị vàng da, mụn nhọt, sốt, lưu thông khí huyết … Còn theo y học hiện đại, rau má có tác dụng ngăn chặn quá trình lão hóa da và tái tạo tế bào.

Công dụng của rau má
                                             Công dụng của rau má

Xem thêm: Rau má có mấy loại giúp các bà nội trợ phân biệt

Tuy nhiên, gần đây Học viện Y tế tại Hoa Kỳ và châu Âu gần đây đã đưa ra một mối quan tâm đến loại thảo dược có lợi cho sức khỏe này và kết luận, dù rau má an toàn khi sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng không nên dùng quá 6 tuần mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.

Rau má có tốt cho bà bầu không?

Giai đợn mang thai nội tiết tố thay đổi nên nhiều sản phụ cảm thấy nóng bức trong người và vô cùng khó chịu. Để hạ nhiệt độ cơ thể, bạn nên chọn ăn nhiều hoa quả có tính mát, giảm bớt các đồ ăn nhiều gia vị.

Uống nước rau má không phải là giải pháp được khuyến khích. Mặc dù rau má khi xay lấy nước uống rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, chữa mụn nhọt… nhưng thảo mộc này có thể dẫn đến sẩy thai nếu sử dụng trong thời kỳ mang thai.

Do vậy, trẻ em và phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng nên tránh dùng loại rau này.

Những lưu ý về tác dụng phụ của rau má

Trong một số trường hợp, rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.

Loại rau này cũng có thể có một tác dụng làm giảm tác dụng an thần khi dùng với các loại thuốc cảm lạnh và ho, hoặc khi uống rượu.

Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ,.. Nó có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.

Những lưu ý về tác dụng phụ của rau má
                        Những lưu ý về tác dụng phụ của rau má

Click ngay: Tác dụng của rau má khô giúp bạn tận dụng tối ưu thực phẩm này

Đây là một thảo dược thiên nhiên có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe của con người. Việc sử dụng sao để có thể phát huy được hết công dụng của loại rau này thì không phải ai cũng biết. 

Những đối tượng không nên uống rau má khi mang thai

Nếu các mẹ thuộc một trong những đối tượng sau thì tốt nhất các mẹ hãy loại bỏ rau má ra khỏi thực đơn ăn uống khi mang thai để đảm bảo sức khỏe thai kỳ nhé:

  • Người sức khỏe kém, cơ địa yếu ăn rau má có thể bị ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa thậm chí là nguy hại đến thai nhi;
  • Phụ nữ có tiền sử động thai, sảy thai không nên ăn rau má có thể làm tăng nguy cơ sảy thai;
  • Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ và cholesterol trong máu cao không nên ăn rau má vì có thể làm tăng cholesterol và đường trong máu;
  • Phụ nữ gặp vấn đề về hệ tiêu hóa, hệ tiêu hóa không ổn định không nên ăn rau má bởi vì rau má tính hàn dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy;
  • Bà bầu có tiền sử động thai, sảy thai không nên ăn rau má khi mang thai.

Hy vọng qua bài viết bạn đã có câu trả lời về tác dụng của rau má có tốt cho bà bầu không? Để giúp điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, an toàn. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe!

Rate this post

Gia Vũ