Tìm hiểu về tác dụng và hình ảnh cây nhọ nồi

Trong dân gian, cây nhọ nồi có nhiều tác dụng chữa trị một số bệnh hiệu quả. Hãy tìm hiểu về những tác dụng và hình ảnh cây nhọ nồi trong bài viết dưới đây.

Đặc điểm và hình ảnh cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi còn có các tên gọi khác như cỏ mực, bạch hoa thảo, thủy hạn liên, hạn liên thảo và có tên khoa học là Eclipta alba Hassk. Cây cỏ mực thuộc loại thực vật có hoa họ Hoa Cúc.

Ở nước ta, cây nhọ nồi được phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và miền núi có độ cao 1500m. Cây mọc hoang ở khắp mọi nơi, có thể dễ dàng tìm kiếm ở bất cứ đâu đặc biệt là ở các vùng quê Bắc Bộ.

Cây nhọ nồi mọc thẳng hoặc bò ngang trên mặt đất, có chiều cao khoảng 30 – 40cm và phân thành nhiều nhánh. Thân cây cứng có màu lục hoặc đỏ tía và có lớp lông trắng bên ngoài. Lá cây có hình mác, thường mọc đối nhau, dài khoảng 4 – 8cm, mặt lá thường có nhiều lông trắng nhỏ và có mép răng cưa thưa. Hoa có màu trắng, khá nhỏ và thường mọc thành cụm ở ngọn thân hoặc kẽ lá thành đầu. Quả bé, có 3 cạnh, hơi dẹt.

hình ảnh cây nhọ nồi
Tìm hiểu về tác dụng và hình ảnh cây nhọ nồi

Xem thêm: Tìm hiểu về cách chế biến cây nhọ nồi phơi khô

Tác dụng của cây nhọ nồi

Trong cây cỏ nhọ nồi chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe, thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh liên quan đến huyết và một số bệnh khác nhau.

Tác dụng trong Đông y

Tại Ấn Độ, cây nhọ nồi được sử dụng trong điều trị bệnh gan và dùng làm thuốc giúp bồi bổ cơ thể hoặc chữa bệnh lý vàng da. Ngoài ra, người dân nước này còn dùng cây nhọ nồi để cải thiện chứng khó tiêu, đau răng, choáng váng hoặc để chữa lành vết thương. Tại Trung Quốc, cây nhọ nồi được ứng dụng trong chữa trị các bệnh đau mắt, cầm máu, ho ra máu, chữa đau lưng, vàng da và sưng gan. 

Còn tại Việt Nam, đây là một dược liệu có tác dụng cầm máu, điều trị sưng bàng quang, sưng đường tiểu, chữa nha chu… Cây nhọ nồi cũng được ứng dụng trong việc chữa mụn nhọt đầu đinh, sốt xuất huyết, chống ung thư và một số bệnh lý khác.

Theo Đông y, cây nhọ nồi có vị chua và tính hàn. Loại cây này có tác dụng lương huyết, cầm máu, ích âm, bổ thận và thường được dùng để chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, mề đay, chảy máu cam… Vị thuốc là bộ phận trên mặt đất của cây, có thể dùng cây tươi hoặc cây đã khô.

Tác dụng trong Tây y

Theo nghiên cứu của khoa học hiện đại, cây nhọ nồi có chữa những hoạt chất như sau: tanin, chất đắng, alcaloid, các dẫn chất thiophen, như dithienyl acetylen ester, terthienyl aldehyd ecliptal, α terthienyl, các chất wedelolacton, stigmasterol, sitosterol, daucosterol; saponin: ecliptasaponin A, B, C. 

Những thành phần này đã được chứng minh tốt cho sức khỏe, thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh liên quan đến huyết và một số bệnh khác nhau.

– Chống viêm, kháng khuẩn: Các hoạt chất có trong cây nhọ nồi có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn như amip, trực khuẩn bạch cầu bacillus diphtheria, trực khuẩn viêm ruột thừa và tụ cầu khuẩn. Với công dụng đó, cây nhọ nồi chữa bệnh lây nhiễm khuẩn ngoài da khá hiệu quả.

– Dưỡng da và giúp đen tóc: Cây nhọ nồi giúp cải thiện quá trình tuần hoàn máu, giúp lưu thông máu đến da, đặc biệt với da đầu. Do đó, tóc và da được nuôi dưỡng, giúp tóc đen, chắc khỏe và da mềm mịn.

– Hỗ trợ chống ung thư và tăng cường hệ miễn dịch: Giúp kích hoạt tế bào lympho T hiệu quả và có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, từ đó phòng chống bệnh ung thư dạ dày.

– Cầm máu: Trong cây nhọ nồi có chứa hoạt chất tanin giúp đông máu nhanh và cầm máu rất tốt.

hình ảnh cây nhọ nồi
Tìm hiểu về tác dụng và hình ảnh cây nhọ nồi

Xem thêm: Những bài thuốc từ cây nhọ nồi chữa đau dạ dày

Một số bài thuốc dân gian từ cây nhọ nồi

Với những tác dụng trên, cây nhọ nồi được sử dụng trong các bài thuốc dân gian chữa nhiều bệnh hiệu quả.

Chữa viêm họng

Nếu bị đau họng, họng sưng tấy hay khi nuốt bị đau, bạn hãy dùng 20g cỏ nhọ nồi, 16g kim ngân hoa, 20g bồ công anh, 12g củ rễ quạt cùng với 16g cam thảo đất để sắc lấy nước uống. Mỗi ngày bạn nên dùng 1 thang và kiên trì áp dụng từ 3 – 5 ngày sẽ khỏi.

Chữa sốt cao

Khi bị sốt cao, bạn hãy dùng 20g cỏ nhọ nồi, sài đất, 20g củ sắn dây cùng với 16g cam thảo đất, 16g cây cối xay, 12g ké đầu ngựa để sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang. 

Chữa chảy máu cam

Ngoài khả năng cầm máu, cây nhọ nồi còn có tác dụng chữa chảy máu cam rất hiệu quả. Bạn có thể dùng 20g cây nhọ nồi, 20g hoa hòe sao đen và 16g cam thảo đất, sau đó sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.

Chữa mề đay

Khi bị nổi mề đay, bạn có thể uống nước sắc từ cây nhọ nồi kết hợp với đắp phần bã lên vùng da bị sưng sẽ giúp nhanh khỏi. Bài thuốc này bao gồm nhọ nồi, lá khế, lá dưa chuột, rau diếp cá, lá huyết dụ, lá xương sông và lá nhài giã nát để lấy nước và bã đề dùng.

Chữa chứng tưa lưỡi ở trẻ

Khi trẻ bị tưa lưỡi, cha mẹ hãy giã nát một ít lá cây nhọ nồi và lá hẹ, sau đó chắt lấy nước cốt rồi hòa với chút mật ong để chấm lên lưỡi của bé. Thực hiện cách này khoảng 2 giờ/ lần sẽ giảm được chứng tưa lưỡi ở trẻ.

Chữa tóc bạc sớm 

Để giảm thiểu tình trạng tóc bạc sớm, bạn có thể dùng một nắm cỏ nhọ nồi rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi cho thêm một chút nước gừng và mật ong. Tiếp theo, bạn nấu cho cô đặc lại lần nữa. Sau đó, bạn cho vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín và bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Mỗi khi dùng bạn lấy 1 – 2 muỗng canh, hòa với nước đun sôi còn ấm hoặc cho thêm ít rượu gạo để uống 2 lần/ngày.

Tổng hợp

Rate this post

Gia Vũ