Hàng ngàn thí sinh bị điểm liệt, các chuyên gia giáo dục nói gì?
Sau khi các Sở Giáo dục – Đào tạo công bố điểm thi và phổ điểm của thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, hàng ngàn điểm liệt môn thi Lịch sử và môn Tiếng Anh đã được thống kê đầy đủ trên cả nước. Đây là hai môn thi có điểm trung bình thấp nhất trong số 9 môn (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân) của kỳ thi THPT năm nay.
- Phải chăng phương pháp giáo dục trong môn tiếng Anh và Lịch sử chưa hiệu quả?
Câu hỏi đó đã được rất nhiều người quan tâm đến giáo dục đặt ra khi hàng nghìn điểm liệt xuất hiện ở môn Lịch Sử và môn Tiếng Anh.
Cụ thể, có 814.779 số bài dự thi tiếng Anh có đến 637,335 bài thi có điểm dưới trung bình, tỷ lệ tới 78,22%. Có đến 2.189 bài thi bị điểm liệt, trong đó có 732 bài bị điểm 0. 3 điểm là điểm số nhiều thí sinh có được.
Lịch sử là môn thi có điểm trung bình thấp nhất trong các môn thi
Lịch sử là môn thi có điểm trung bình/bài thi thấp nhất trong 6 môn thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2018: 3,79 điểm. Trong 563.013 các thí sinh tham gia dự thi thì có đến 468.628 tỉ lệ thí sinh bị điểm đạt dưới trung bình đang chiếm 83,24%.
Theo quy chế quy định của Bộ Giáo dục trong năm 2018, thí sinh nào bị điểm liệt đối với môn thi Tiếng Anh thì sẽ không được công nhận tốt nghiệp THPT. Còn các thí sinh mà có điểm liệt ở môn Lịch sử, trong điều kiện thí sinh ấy có đăng ký bài thi Khoa học tự nhiên thì hệ thống xét tuyển tốt nghiệp sẽ lấy bài thi điểm cao hơn để xét và công nhận tốt nghiệp cho thí sinh ấy.
- Các chuyên gia giáo dục nói gì?
Mặc dù đã được đầu tư cải tiến phương pháp giáo dục nhưng kết quả của môn tiếng Anh và Lịch sử không được như mong đợi. Theo nhận định của một số giám khảo chấm thi, nhiều thí sinh đã làm lạc đề, có thể do việc đổi mới ra đề thi quá nhanh mà việc dạy học ở trường phổ thông chưa theo kịp nên thí sinh còn nhiều bỡ ngỡ. Còn Theo cô Hoàng Thị Lan Hương – giáo viên Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), đề thi môn Lịch sử năm nay khó hơn so với năm ngoái rất nhiều. Phạm vi kiến thức khá rộng, bao gồm cả chương trình lớp 11 và 12.
Cũng trong ngành giáo dục, Cô Nguyễn Thanh Hà, giáo viên môn tiếng Anh của một Trường THPT phổ thông tại Hà Nội, cho biết điểm thi năm nay bị thấp hơn năm trước vì nhiều nguyên nhân. Theo cô Hà thì cố ủng hộ cách thay đổi đề thi theo hướng phân hóa này vì nếu đề ra dễ quá so với năng lực của học sinh sẽ rất dễ dẫn đến chểnh mảng, chủ quan.
Còn nhiều những bất cập trong cách ra bài thi 2 trong 1
Theo tin tức từ đại diện phía Cục Quản lý chất lượng Giáo dục – Đào tạo, Ông Mai Văn Trinh, thì cho rằng nếu nhìn trong phạm vi cả nước thì sự chuyển biến về chất lượng năm nay chưa rõ nét. Tuy vậy, khi đi vào phân tích chất lượng bài thi theo từng địa phương thì thấy ở những thành phố có điều kiện để học ngoại ngữ thì kết quả thi cao, con ở những vùng cao nhiều khó khăn thì sự biến chuyển thành tích về ngoại ngữ chưa thực sự rõ nét. Về môn thi Lịch sử, ông Trinh cũng cho biết cụ thể là mục đích tham gia dự thi của thí sinh năm nay đã ảnh hưởng tới kết quả môn thi này. Cụ thể là với các thí sinh tham gia dự thi môn Lịch sử trên mục đích để đủ điều kiện xét tuyển Đại học – Cao đẳng sẽ có được điểm số cao hơn nhiều so với những thí sinh tham gia dự thi mang mục đích là đỗ tốt nghiệp THPT.
Dù bàn luận thế nào, điểm số của các em cũng chỉ là tương đối, chặng đường trước mắt các em mới là điều đáng quan tâm. Các chuyên gia giáo dục, các thầy cô giáo, gia đình cần có những định hướng cụ thể để các em không bi quan về kết quả của mình. Đi theo con đường học tập, tiếp nối sự nghiệp giáo dục có thể sẽ là chìa khóa của thành công, nhưng đó không phải cách duy nhất. Còn có rất nhiều lựa chọn khác: giáo dục nghề, giáo dục kỹ năng… để các em lựa chọn. Kết quả này cũng sẽ là cơ sở để Bộ Giáo dục tiếp tục xây dựng, hoàn thiện ngân hàng câu hỏi, phục vụ kỳ thi THPT quốc gia những năm tiếp theo.