Tìm hiểu về cách chế biến cây nhọ nồi phơi khô

Tìm hiểu về cách chế biến cây nhọ nồi phơi khô

Cây nhọ nồi là nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc dân gian chữa một số bệnh nhất định. Hãy tìm hiểu về các bài thuốc và cách chế biến cây nhọ nồi phơi khô trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về đặc điểm cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi còn có các tên gọi khác như cỏ mực, bạch hoa thảo, thủy hạn liên, hạn liên thảo. Ở nước ta, cây nhọ nồi được phân bố ở vùng đồng bằng, trung du và miền núi có độ cao 1500m. 

Cây nhọ nồi thường mọc thẳng hoặc bò ngang trên mặt đất, có chiều cao khoảng 30 – 40cm và phân nhánh. Thân cây cứng có màu lục hoặc đỏ tía và có lớp lông trắng bên ngoài. Lá cây có hình mác, thường mọc đối nhau, dài khoảng 4 – 8cm, mặt lá thường có nhiều lông trắng nhỏ và có mép răng cưa thưa. Hoa có màu trắng, khá nhỏ và thường mọc thành cụm ở ngọn thân hoặc kẽ lá thành đầu. Quả bé, có 3 cạnh, hơi dẹt.

Theo Đông y, cây nhọ nồi có vị chua và tính hàn. Loại cây này có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm và thường được dùng để chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, mề đay, chảy máu cam… Vị thuốc là bộ phận trên mặt đất của cây, có thể dùng cây tươi hoặc cây nhọ nồi khô.

cây nhọ nồi khô

Tìm hiểu về cách chế biến cây nhọ nồi phơi khô

Xem thêm: Ăn tỏi ngâm giấm có tác dụng gì?

Cách thu hái và chế biến cây nhọ nồi phơi khô

Theo kinh nghiệm dân gian, tất cả các bộ phận của cây nhọ nồi đều có thể tận dụng được vào nhiều mục đích khác nhau. Cách thu hái và chế biến cây nhọ nồi phơi khô như sau:

– Toàn bộ cây nhọ nồi đều có thể sử dụng làm thuốc và thường thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất là thời điểm cây đang ra hoa.

– Sau khi thu hái cần bỏ gốc và rễ cây rồi rửa sạch, cắt đoạn khoảng 3 – 5cm, sau đó phơi khô hay sấy khô đều được.

– Trước khi dùng nên sao qua hoặc đem sao cháy cho đến khi cây có màu đen thì cho chút nước nhằm trừ hoa độc và để nguội.

– Tiếp đó, cho cây nhọ nồi phơi khô vào túi nilon, sau đó buộc kín và bảo quản ở những khu vực thoáng mát, khô ráo để sử dụng dần làm thuốc. Tránh để mối mọt và ẩm ướt, ảnh hưởng tới dược tính của dược liệu.

Một số bài thuốc dân gian từ cây nhọ nồi

Trong cây cỏ nhọ nồi chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe, thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh liên quan đến huyết và một số bệnh khác nhau.

Chữa chảy máu cam

Cây nhọ nồi có khả năng cầm máu rất tốt nên thường được dùng để đắp lên vết thương nhỏ bị chảy máu. Không chỉ vậy, cây nhọ nồi còn có tác dụng chữa chảy máu cam rất hiệu quả. Bạn có thể dùng cây nhọ nồi cùng với hoa hòe sao đen mỗi vị 20g và 16g cam thảo đất, sau đó sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.

Chữa viêm họng

Nếu bị đau họng, họng sưng tấy hay khi nuốt bị đau, bạn hãy dùng 20g cỏ nhọ nồi và 20g bồ công anh, 16g kim ngân hoa, 12g củ rễ quạt cùng với 16g cam thảo đất để sắc lấy nước uống. Mỗi ngày bạn nên dùng 1 thang và kiên trì áp dụng từ 3 – 5 ngày sẽ khỏi.

Chữa sốt cao

Khi bị sốt cao, bạn hãy dùng cỏ nhọ nồi, sài đất, củ sắn dây mỗi vị 20g, cùng với 16g cam thảo đất, 16g cây cối xay, 12g ké đầu ngựa để sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang. 

cây nhọ nồi khô

Cây nhọ nồi được dùng để chữa một số bệnh

Xem thêm: Cây nhọ nồi mọc ở đâu? Một số bài thuốc từ cây nhọ nồi

Chữa mề đay

Khi bị nổi mề đay, bạn hãy uống nước sắc từ cây nhọ nồi kết hợp với đắp phần bã lên vùng da bị sưng sẽ giúp nhanh khỏi. Thang thuốc này bao gồm nhọ nồi, lá khế, lá dưa chuột, rau diếp cá, lá xương sông, lá huyệt dụ và lá nhài giã nát để lấy nước và bã đề dùng.

Chữa rong kinh ở phụ nữ

Rong kinh ở phụ nữ là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường. Hiện tượng này là dấu hiệu của sự rối loạn sức khỏe, gây khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.

Trong trường hợp bị rong kinh nhẹ, bạn có thể lấy cây nhọ nồi tươi giã vắt lấy nước cốt để uống hoặc sắc nước từ cây nhọ nồi phơi khô. Nếu huyết ra nhiều, bạn cần kết hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…

Chữa chứng tưa lưỡi ở trẻ

Khi trẻ bị tưa lưỡi, cha mẹ hãy lấy một ít lá cây nhọ nồi và lá hẹ để giã nát, sau đó lấy nước cốt pha với chút mật ong rồi chấm lên lưỡi của bé. Thực hiện cách này khoảng 2 giờ/ lần sẽ giảm tưa lưỡi ở trẻ.

Những lưu ý khi sử dụng cây nhọ nồi chữa bệnh

Cây nhọ nồi là loại dược liệu phổ biến trong y học dân gian chữa nhiều bệnh khác nhau. Để việc điều trị các bệnh đạt hiệu quả và an toàn, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

– Cần phải lưu ý liều lượng sử dụng thuốc sao cho phù hợp, bởi nếu dùng quá nhiều hoặc dùng quá ít sẽ ảnh hưởng tới kết quả điều trị bệnh.

– Nên dùng nồi đất hoặc sứ để đun thuốc, lưu ý không nên dùng dụng cụ bằng kim loại để sắc thuốc.

– Việc điều trị bằng các bài thuốc dân gian từ cây nhọ nồi cần phải có sự chỉ định của bác sĩ. Do đó, người bệnh nên tới các trung tâm y học cổ truyền thăm khám trước khi sử dụng thuốc.

– Các thành phần trong cây nhọ nồi có thể phản ứng với một số thực phẩm hoặc đồ uống. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia về những món ăn cần kiêng kị khi dùng thuốc.

– Đối với trẻ em và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần phải tìm hiểu kỹ về liều dùng và làm theo lời khuyên từ các chuyên gia.

Tổng hợp

Rate this post

Gia Vũ