Giải đáp: Kon Tum là tỉnh hay thành phố?

Giải đáp: Kon Tum là tỉnh hay thành phố?

Kon Tum, một mảnh đất Tây Nguyên hoang sơ và hùng vĩ, luôn thu hút du khách bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và con người mến khách. Tuy nhiên, câu hỏi “Kon Tum là tỉnh hay thành phố?” vẫn khiến nhiều người băn khoăn. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc đó, đồng thời khám phá những đặc điểm nổi bật của Kon Tum, hãy cùng theo dõi!

Kon Tum là tỉnh hay thành phố?

Trả lời một cách ngắn gọn và rõ ràng, Kon Tum là một tỉnh. Tuy nhiên, trong tỉnh Kon Tum có một thành phố trực thuộc, đó là thành phố Kon Tum. Điều này dễ gây nhầm lẫn, vì nhiều người có thể nghĩ rằng thành phố Kon Tum chính là tên gọi của tỉnh.

Kon Tum là tỉnh hay thành phố?
Kon Tum là tỉnh hay thành phố?

Kon Tum là một tỉnh nằm trong khu vực Tây Nguyên, cách xa các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM, với những đặc trưng về văn hóa, phong tục và điều kiện tự nhiên riêng biệt.

Kon Tum giáp với ba tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên là Gia Lai, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, và còn giáp biên giới với Lào và Campuchia. Về mặt hành chính, tỉnh Kon Tum có 9 huyện và 1 thành phố, trong đó thành phố Kon Tum là trung tâm hành chính, văn hóa của tỉnh.

Đọc thêm: Tìm hiểu Kon Tum: Bản đồ địa lý, số lượng huyện, tên các huyện và tỉnh láng giềng

Điều kiện tự nhiên tỉnh Kon Tum

Tỉnh Kon Tum, nằm vị trí trung tâm của khu vực Tây Nguyên, sở hữu một hệ sinh thái tự nhiên phong phú và đa dạng, mang đậm dấu ấn của núi rừng hoang sơ và khí hậu mát mẻ.

Vùng đất này không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, mà còn bởi sự hiện diện của nhiều dân tộc thiểu số, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa đặc sắc.

Để hiểu rõ hơn về vẻ đẹp và tiềm năng của Kon Tum, hãy cùng khám phá những yếu tố tự nhiên nổi bật của mảnh đất này:

Địa hình

Kon Tum sở hữu địa hình đa dạng và đặc sắc, với phần lớn diện tích nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn. Địa hình có sự kết hợp giữa đồi núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau, tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ.

  • Địa hình đồi núi: Khoảng 2/5 diện tích tỉnh được bao phủ bởi những dãy núi cao, với độ dốc lớn. Các ngọn núi như Ngọc Linh (2.598m) và Bon San (1.939m) tạo nên cảnh quan độc đáo. Địa hình núi chủ yếu phân bố ở phía Bắc và Tây Bắc, tạo thành các thung lũng, khe suối, đặc biệt là ở huyện Sa Thầy.
  • Địa hình thung lũng: Dọc theo sông Pô Kô, các thung lũng rộng lớn, như thung lũng Sa Thầy, có hình dạng lòng máng, với những đồi lượn sóng và vùng đất bằng phẳng, lý tưởng cho sinh hoạt và nông nghiệp.
  • Địa hình cao nguyên: Cao nguyên Kon Plông, nằm giữa dãy An Khê và Ngọc Linh, có độ cao từ 1.100 đến 1.300m. Đây là một cao nguyên nhỏ, nhưng với khí hậu mát mẻ và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, là điểm đến hấp dẫn cho du lịch và phát triển nông nghiệp.

Khí hậu

Kon Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, với nhiệt độ trung bình trong năm dao động khoảng 22 – 23°C và biên độ nhiệt độ trong ngày khoảng 8 – 9°C.

Tỉnh Kon Tum có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.121 mm, với tháng 8 là tháng có lượng mưa nhiều nhất. Trong mùa khô, gió chủ yếu thổi từ Đông Bắc, còn mùa mưa, gió chủ yếu thổi theo hướng Tây Nam.

Độ ẩm trung bình năm dao động từ 78 – 87%, cao nhất vào tháng 8 và 9 (khoảng 90%), thấp nhất vào tháng 3 (khoảng 66%).

Khoảng sản

Kon Tum nằm trên khối nâng Kon Tum, sở hữu địa chất đa dạng và phong phú với nhiều loại khoáng sản quý giá.

Trên địa bàn tỉnh có 21 phân vị địa tầng và 19 phức hệ mắc ma đã được các nhà địa chất nghiên cứu xác lập. Các khoáng sản ở Kon Tum bao gồm: sắt, crôm, vàng, đá quý, kim loại phóng xạ, đất hiếm, và nhiều nguyên liệu phục vụ xây dựng.

Các nhóm khoáng sản chính tỉnh Kon Tum đang chú trọng gồm:

  • Nhóm khoáng sản phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng: Sét (gạch ngói), cát xây dựng, cuội sổi, đá hoa, đá vôi, đá granite, puzơlan,…
  • Nhóm khoáng sản vật liệu cách âm, cách nhiệt và xử lý môi trường: Diatomit, bentonit, chủ yếu tập trung tại thành phố Kon Tum.
  • Nhóm khoáng sản vật liệu chịu lửa: Silimanit, dolomit, quazit, tập trung ở các huyện Đăk Glei, Đăk Hà, Ngọc Hồi.
  • Nhóm khoảng sản cháy: Than bùn, tập trung chủ yếu ở thành phố Kon Tum và các huyện Đăk Hà, Đăk Tô.
  • Nhóm khoáng sản kim loại đen, kim loại màu, kim loại hiếm: Mangan, thiếc, molipden, vonfram, uranium, thori, bauxit, chủ yếu ở Đăk Tô, Đăk Glei, Ngọc Hồi, Kon Plông.
  • Nhóm khoáng sản đá quý: Ruby, sapphire, opal, tập trung ở Đăk Tô và Kon Plông.

Tài nguyên đất

Kon Tum có tài nguyên đất phong phú, được phân thành 5 nhóm với 17 loại đất chính:

  • Nhóm đất phù sa bao gồm: đất phù sa bồi, đất phù sa loang lổ và đất phù sa ngoài suối.
  • Nhóm đất xám gồm đất xám trên macma axít và đất xám trên phù sa cổ.
  • Nhóm đất vàng gồm 6 loại chính là đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên macma axít, đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất nâu đỏ trên đá bazan phong hóa, đất vàng nhạt trên đá cát và đất nâu tím trên đá bazan.
  • Nhóm đất mùn vàng trên núi: gồm đất mùn vàng nhạt có nơi Potzon hóa, đất mùn vàng nhạt trên đá sét và biến chất, đất mùn nâu đỏ trên macma bazơ và trung tính, đất mùn vàng đỏ trên macma axit.
  • Nhóm đất thung lũng: Đất thung lũng có sản phẩm dốc tụ.

Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt

Tỉnh Kon Tum chủ yếu có nguồn nước từ các sông và suối bắt nguồn từ phía Bắc và Đông Bắc tỉnh, với nhiều dòng chảy xiết trong các thung lũng hẹp.

Các sông lớn bao gồm:

  • Sông Sê San: Từ hai nhánh chính là Pô Kô (121 km) và Đăkbla (144 km) hợp thành, chảy từ phía Nam núi Ngọc Linh.
  • Sông Trà Khúc: Nguồn từ phía Đông Bắc, đổ về Quảng Ngãi.
  • Sông Thu Bồn và Vu Gia: Nguồn từ phía Bắc tỉnh, chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng.
  • Sông Sa Thầy: Bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Rinh Rua, chảy gần biên giới Campuchia và đổ vào sông Sê San.

Nguồn nước mặt của tỉnh có chất lượng tốt và tiềm năng lớn cho việc phát triển các công trình thủy điện và thủy lợi.

Nguồn nước ngầm

Tiềm năng nguồn nước ngầm tại Kon Tum khá lớn, với trữ lượng công nghiệp đạt cấp C2 khoảng 100.000 m³/ngày.

Đặc biệt, ở độ sâu từ 60 – 300 m, trữ lượng nước ngầm này có thể khai thác hiệu quả. Huyện Đăk Tô và Kon Plông còn có 9 điểm nước khoáng nóng, có thể sử dụng cho giải khát và điều trị bệnh.

Tài nguyên rừng

Đến năm 2008, diện tích đất lâm nghiệp của Kon Tum là 660.341 ha, chiếm 68,14% diện tích tự nhiên.

Các kiểu rừng chính ở tỉnh gồm:

  • Rừng kín nhiệt đới hỗn hợp cây và lá rộng: Phân bố chủ yếu trên độ cao 500 m, là loại rừng điển hình ở Kon Tum.
  • Rừng lá ẩm nhiệt đới: Thường gặp ở ven sông.
  • Rừng kín á nhiệt đới: Tập trung ở vùng núi cao.
  • Rừng thưa khô cây họ dầu (rừng khộp): Phân bố chủ yếu ở huyện Ngọc Hồi, Đăk Glei, khu vực biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia.

Về thực vật, Kon Tum có hơn 300 loài cây, phân bố trong hơn 180 chi và 75 họ, bao gồm các loài cây quý như sâm Ngọc Linh, đẳng sâm và hà thủ ô.

Rừng Kon Tum rất đa dạng, với 3 đai cao, thấp khác nhau: dưới 600 m, 600 – 1.600 m và trên 1.600 m. Hiện nay, diện tích rừng đã bị thu hẹp do khai thác gỗ lậu và chiến tranh, nhưng Kon Tum vẫn là nơi có nhiều rừng quý giá.

Về động vật, tỉnh Kon Tum có 165 loài chim, 88 loài thú, nhiều trong số đó là các loài hiếm như voi, bò rừng, hổ, gấu, và các loài chim quý như công, trĩ sao.

Dù vậy, tình trạng săn bắt trái phép và xâm hại môi trường đã ảnh hưởng đến sự sinh tồn của nhiều loài động vật quý hiếm. Kon Tum đang tích cực bảo vệ rừng nguyên sinh và các khu vực bảo tồn, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ động thực vật và môi trường sinh thái.

Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp Kon Tum là tỉnh hay thành phố mà chúng tôi tổng hợp. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn cái nhìn rõ ràng và đầy đủ về tiềm năng, tài nguyên và đặc điểm của Kon Tum, góp phần hiểu thêm về sự phát triển và giá trị của vùng đất này.

Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác, hãy nhớ ghé thăm chuyên mục thytkontum.edu.vn nhé!

Rate this post

hanhthuy