Cách sử dụng cây nhọ nồi hạ sốt cho trẻ em

Cách sử dụng cây nhọ nồi hạ sốt cho trẻ em

Cây nhọ nồi có tác dụng hạ sốt không? Đây là thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu về tác dụng của loại cây này. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách sử dụng cây nhọ nồi hạ sốt cho trẻ em.

Tìm hiểu về cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi có các tên gọi khác như cỏ mực, bạch hoa thảo, thủy hạn liên, hạn liên thảo. Đây là loài cây thân thảo thuộc họ Cúc (Asteraceae), mọc hoang ở khắp mọi nơi và có thể dễ dàng tìm kiếm ở bất cứ đâu, đặc biệt là ở các vùng quê Bắc Bộ.

Ở nước ta, cây nhọ nồi phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng, trung du và miền núi có độ cao 1500m. Cây mọc thẳng hoặc bò ngang trên mặt đất, phân thành nhiều nhánh và có chiều cao khoảng 30 – 40cm. Thân cây cứng có màu lục hoặc đỏ tía và có lớp lông trắng bên ngoài. 

Bên cạnh đó, lá cây nhọ nồi có hình mác, dài khoảng 4 – 8cm, thường mọc đối nhau, mặt lá thường có nhiều lông trắng nhỏ và có mép răng cưa thưa. Hoa có màu trắng, khá nhỏ và thường mọc thành cụm ở ngọn thân hoặc kẽ lá thành đầu. Còn quả của cây nhọ nồi bé, có 3 cạnh và hơi dẹt.

Trong Đông y, cây nhọ nồi có vị chua, ngọt và tính hàn. Cây này có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm và thường được dùng để chữa trị can thận âm hư, các chứng mề đay, huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam… Vị thuốc là bộ phận mọc trên mặt đất của cây, có thể dùng cây tươi hoặc cây đã phơi khô. Nếu muốn dùng khô, trước khi cây ra hoa, bạn hãy cắt lấy bộ phận trên mặt đất rửa sạch, để ráo nước và cắt đoạn 3 – 5 cm, sau đó phơi khô. Tùy theo yêu cầu có thể sao qua hoặc sao cháy để tăng tác dụng cầm máu của vị thuốc.

Theo một số nghiên cứu khoa học, trong cây nhọ nồi có chứa những hoạt chất như sau: tanin, alcaloid, chất đắng, các dẫn chất thiophen, như dithienyl acetylen ester, α terthienyl, terthienyl aldehyd ecliptal, các chất wedelolacton, sitosterol, stigmasterol, daucosterol; saponin: ecliptasaponin A, B, C. Những chất này đã được chứng minh tốt cho sức khỏe, thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh liên quan đến huyết và một số bệnh khác nhau.

cây nhọ nồi hạ sốt

Cây nhọ nồi mọc nhiều ở đồng ruộng vùng đồng bằng

Cách sử dụng cây nhọ nồi hạ sốt cho trẻ em

Khi trẻ bị sốt, cha mẹ có thể áp dụng những cách hạ sốt tại nhà và theo dõi tình trạng sức khỏe của con trước khi đưa bé đi bệnh viện. Bởi một số cơn sốt có thể chữa khỏi nếu bạn biết chăm sóc bé đúng cách.

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc Tây y, các bạn cũng có thể sử dụng cây nhọ nồi hạ sốt cho trẻ em. Đây là phương pháp được áp dụng nhiều trong dân gian và tránh tình trạng làm suy giảm hệ miễn dịch trẻ nhỏ.

Theo đông Y, cây nhọ nồi được coi là vị thuốc và rất lành tính nên dùng cho trẻ em để hạ sốt rất an toàn và hiệu quả. Loại cây này thường mọc rất nhiều ở đồng ruộng và rất dễ tìm.  

Cách thực hiện như sau: Lấy một nắm cây nhọ nồi ngâm rửa sạch bằng nước muối sinh lý, sau đó rửa với nước sạch. Tiếp đó bạn cho cây nhọ nồi vào cối để giã nát và lọc lấy nước cho trẻ uống.

Mỗi lần uống phụ huynh nên cho uống khoảng 30 – 50ml, không nên cố ép quá nhiều sẽ làm trẻ bị nôn trớ, hết hiệu quả. Sau đó, các bạn theo dõi tình trạng của trẻ, nếu có dấu hiệu giảm sốt, bạn nên duy trì cho trẻ uống khi trẻ hết sốt hẳn rồi mới dừng. Tuy nhiên, các bạn lưu ý là không nên vì tính an toàn của bài thuốc mà lạm dụng cho trẻ uống kéo dài, bởi việc này dễ gây tiêu chảy cho trẻ.

cây nhọ nồi hạ sốt

Sử dụng cây nhọ nồi hạ sốt cho trẻ em

Cách chuẩn bị nước tắm cây nhọ nồi cho bé 

Nếu cha mẹ muốn dùng cây nhọ nồi tắm cho bé thì cần chuẩn bị đầy đủ các bước sau:

– Chuẩn bị phòng tắm:

  • Đầu tiên bạn cần chuẩn bị phòng tắm sạch sẽ, kín gió và ấm áp.
  • Chuẩn bị 2 chậu tắm, 2 khăn mặt, 2 khăn tắm và quần áo sạch cho bé.

– Chuẩn bị nước tắm:

  • Lấy 1 chậu pha khoảng 2 lít nước cây nhọ nồi cùng với 10 lít nước trắng, nhiệt độ trong chậu tầm 37 – 38 độ là hợp lý.
  • Chậu còn lại, bạn hãy pha nước từ 37 – 38 độ để tắm tráng lại cho bé.
  • Bạn lưu ý không nên pha nước quá nóng để tránh làm bỏng da bé, hoặc nếu pha nước lạnh sẽ khiến bé dễ bị cảm.
  • Khi pha nước cây nhọ nồi, bạn không nên pha nước quá đặc sẽ khiến cho trẻ dễ bị dị ứng. Bên cạnh đó cha mẹ cũng không nên pha nước quá loãng sẽ làm mất đi các dưỡng chất trong nước.

Những lưu ý khi dùng cây nhọ nồi hạ sốt cho trẻ em

Để việc hạ sốt cho trẻ được an toàn và hiệu quả, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khi trẻ bị cảm cúm sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Do đó, sau khi cho trẻ dùng nước nhọ nồi không nên vứt bã đi mà hãy giữ lại. Bạn cho phần bã ấy vào khăn sữa để lau nhẹ nhàng lên các vùng như trán, nách, bẹn, gan bàn tay, gan bàn chân để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Khi bị sốt cao, cơ thể bé sẽ ra nhiều mồ hôi dẫn đến mất nước. Vì vậy, cha mẹ nên bổ sung cho cơ thể bé đủ nước. Bên cạnh đó có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm giàu vitamin B để bé nhanh khỏi bệnh.
  • Tuyệt đối không dùng quạt hoặc điều hòa khi dùng cây nhọ nồi hạ sốt cho trẻ, bởi điều này sẽ làm da bé bị khô. Tốt nhất các bạn nên để cho bé ra mồ hôi tự nhiên và tình trạng sốt sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
  • Không nên chọn loại quần áo quá dày hay quá chật, bên cạnh đó cần vệ sinh và thay quần áo cho bé mỗi ngày. Để bé cảm thấy dễ chịu hơn bạn có thể sử dụng quạt nan để quạt nhẹ nhàng, thoáng khí. 
  • Trong khi bị sốt, cha mẹ không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm nguội lạnh, đồ tanh, nhiều dầu mỡ. Vì các thực phẩm này sẽ làm phản tác dụng chữa bệnh, cơn sốt kéo dài hơn.
  • Ngoài cây nhọ nồi, bạn có thể sử dụng thêm rau diếp cá để làm cơn sốt nhanh chóng giảm, thời gian bị bệnh sẽ ngắn hơn.
  • Nếu sử dụng lá nhọ nồi để hạ sốt mà không có tiến triển tốt và trẻ quấy khóc, nổi mẩn đỏ thì cần phải đi khám bác sĩ để nhận được lời khuyên. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc một cách bừa bãi.

Tổng hợp

Rate this post

Phương