Cây nhọ nồi hạ sốt – Phương pháp hạ sốt đơn giản cho trẻ tại nhà
Trẻ ốm và sốt là tình trạng phổ biến khi nuôi trẻ. Và việc trẻ bị sốt chưa bao giờ làm cha mẹ hết lo lắng. Khi trẻ sốt, có rất nhiều cách để có thể giúp trẻ giảm sốt an toàn. Và cây nhọ nồi hạ sốt cho trẻ tại nhà là một trong nhiều cách đó.
Cách hạ sốt bằng cây nhọ nồi cho trẻ tại nhà
Cây nhọ nồi thường mọc rất nhiều ở đồng ruộng. Theo đông Y, cây nhọ nồi có tính hàn, vị chua, ngọt thường được coi là vị thuốc. Cây nhọ nồi rất lành tính nên dùng cho trẻ em để hạ sốt rất an toàn và hiệu quả.
Cách thực hiện:
Mẹ có thể tìm mua cây nhọ nồi hoặc tìm hái cây nhọ nồi ở đồng ruộng. Mẹ mang về ngâm rửa sạch bằng nước muối sinh lý. Rửa sạch với nước lọc. Sau đó cho cây nhọ nồi vào giã nát, lọc lấy nước cho trẻ uống.
Tìm hiểu thêm: Cây nhọ nồi mọc ở đâu
Mỗi lần uống mẹ nên cho uống ít một tứ 30-50ml. Không nên cố ép quá nhiều sẽ làm trẻ bị nôn trớ, hết hiệu quả.
Với bã nhọ nồi, mẹ nên để vào khăn xô rồi lau mát và đắp vào trán, bẹn, chân cho trẻ. Cách này cũng giúp trẻ giảm sốt nhanh hơn. Khi hạ sốt cho trẻ mẹ không nên bật điều hòa hoặc quạt gió mạnh. Vì như thế sẽ làm trẻ bị mất nước nhanh và khó hạ sốt. hãy để trẻ tự đổ mồ hôi, lúc này cơ thể trẻ mới mát nhanh.
Cần thường xuyên lau mát bằng nước ấm, mặc quần áo thoáng mát cho trẻ khi trẻ sốt. Ngoài ra, mẹ cũng cần tăng đề kháng cho trẻ khi trẻ sốt bằng cách uống nước cam, ăn cháo loãng, uống nhiều nước, sữa…
Khi mẹ cho trẻ uống cây nhọ nồi có dấu hiệu giảm sốt, mẹ nên duy trì cho trẻ uống khi trẻ hết sốt hẳn, sau đó dừng. Không nên vì tính an toàn của bài thuốc mà làm dụng, cho trẻ uống kéo dài, dễ gây tiêu chảy cho trẻ.
Những lưu ý khi dùng cây nhọ nồi hạ sốt
Trong quá trình hạ sốt cho bé, mẹ không nên bật điều hòa và quạt trực tiếp vào người bé, khiến cơ thể bé bị mất nước nhiều hơn.
Giữ vệ sinh sạch sẽ trong quá trình thực hiện làm thuốc hạ sốt cho bé, tránh để các vi khuẩn có hại theo đó xâm nhập vào cơ thể bé.
Cho bé uống thường xuyên để bù đắp cho bé lượng nước thiếu hụt trong giai đoạn sốt.
Mặc cho bé những bộ đồ thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
Xem thêm: Cây nhọ nồi phơi khô
Thường xuyên lau người vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng nước ấm.Ngoài ra, các mẹ có thể tham khảo thêm các cách hạ sốt khác bằng cây lá tự nhiên như: sử dụng lá diếp cá, lá trầu không, lá húng chanh, lá tía tô, chanh tươi… cũng rất an toàn mà lại hiệu quả đấy ạ.
Các công dụng khác của cây nhọ nồi
Ngoài công dụng có thể giúp bé hạ sốt, nhọ nồi còn có những tác dụng hiệu quả trong chữa sốt phát ban, viêm họng, mề đay và chảy máu cam.
Chữa sốt phát ban
Với tính chất lành tính nên chỉ với 50g nhọ nồi sắc lên chung với nước uống thường xuyên thì sau khoảng 3-5 ngày bệnh phát ban ở bé sẽ khỏi hẳn.
Đây là cách chữa phát ban rất đơn giản mà lại có tác dụng cực hiệu quả.
Chữa viêm họng
Chỉ với 30g nhọ nồi và 20g bồ công anh kèm 10 củ rẻ quạt và 15g cam thảo đất sắc lên uống trong vòng 2-4 ngày là bệnh viêm họng ở bé sẽ giảm rõ rệt.
Cách này tương đối dễ tìm nguyên liệu ở tiệm thuốc bắc và hiệu quả rất cao.
Chữa mề đay
Mề đay gây cho trẻ cảm giác sưng tấy, khó chịu nên các mẹ chú ý thang thuốc su có thể có kết quả bất ngờ đấy.
Cho ít lá nhọ nồi, lá xương sông, rau diếp cá, lá khế, lá dưa leo và lá huyệt dụ vào chung 1 cái cối giã nát. Đổ ít nước đã khử trùng sạch vào lọc chắt lấy nước cho bé uống hàng ngày. Phần bã dùng để đắp lên các vết mề đay.
Sau 2-5 ngày mề đay sẽ biến mất và không xuất hiện trở lại nữa.
Chữa chảy máu cam
Tâm lý của bé khi nhìn thấy máu sẽ cảm thấy sợ sệt và lo lắng nên khi bị chảy máu cam mẹ cần sử dụng lá nhọ nồi để cầm máu và ngưng không cho máu tiếp tục chảy.
Sử dụng 20g nhọ nồi, 20g cam thảo và 20g hoa hòe sắc lên uống mỗi ngày 1 thang. Sau khoảng 2-3 ngày tình trạng chảy máu cam sẽ thuyên giảm và không trở lại lần nào nữa.
Trên đây là những chia sẻ về cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng cây nhọ nồi, hy vọng các mẹ sẽ có thêm những kiến thức cần thiết để bảo vệ chăm sóc bé!