Categories: Học đường

Gợi ý những trò chơi dân gian 2 người trở lên

Những trò chơi dân gian đã rất quen thuộc với biết bao thế hệ người Việt Nam từ xưa đến nay. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý một số trò chơi dân gian 2 người trở lên để bạn tham khảo.

Trò chơi dân gian là gì?

Trò chơi dân gian là những hoạt động giải trí do người dân Việt Nam sáng tạo ra và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Với đặc điểm của nền văn minh lúa nước, sau mỗi mùa vụ, người nông dân sẽ có một khoảng thời gian nhàn rỗi. Họ thường tổ chức các hoạt động vui chơi, thư giãn và vừa tạo động lực cho vụ mùa sắp tới. Đặc biệt, những trò chơi mang đậm tính chất cộng đồng còn giúp tăng sự kết nối giữa mọi người. 

Trò chơi dân gian được ra đời nhằm mục đích nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần của những người nông dân ở nước ta. Thông thường, những trò chơi dân gian thường tái hiện lại cuộc sống thường ngày của mọi người và kết hợp với các giai điệu êm tai, câu ca dao, đồng dao. Chính điều này đã tăng thêm tính nhịp điệu để giúp người chơi có thể nhớ kỹ và dễ dàng học thuộc lòng những câu thơ dân gian.

Trò chơi dân gian chúng không chỉ thể hiện sự lành mạnh, văn minh mà còn giúp các người chơi phát huy sự linh hoạt, nhanh nhạy và cách xử lý vấn đề thông minh hơn. Đồng thời, các trò chơi dân gian cũng mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa của người dân Việt Nam. Các trò chơi dân gian cũng phù hợp với nhiều đối tượng lứa tuổi từ trẻ em đến thanh niên hay những người lớn tuổi.


Gợi ý những trò chơi dân gian 2 người trở lên

Xem thêm: Hướng dẫn tổ chức trò chơi dân gian rồng rắn lên mây

Giá trị của các trò chơi dân gian

Trò chơi dân gian không chỉ giúp giải trí mà còn giúp duy trì và phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta. Qua các trò chơi dân gian, giới trẻ có thể hiểu thêm những phong tục, tập quán của các dân tộc, biết thêm lịch sử quê hương, đất nước. 

Bên cạnh đó góp phần rèn luyện sức khỏe, sự nhanh trí, óc tư duy sáng tạo và rèn luyện tinh thần đồng đội, đoàn kết. Thêm vào đó, có một số trò chơi còn yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý giữa các người chơi. Chính vì vậy những người chơi có thể xây dựng một kế hoạch hợp lý nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng hợp những trò chơi dân gian 2 người 

Hiện nay, trò chơi dân gian thường được tổ chức vào dịp lễ hội của đất nước hoặc trong trong nhà trường. Dưới đây là những trò chơi dân gian 2 người trở lên có thể thực hiện.

Oẳn tù tì

Oẳn tù tì là một trò chơi giúp trẻ tăng khả năng tính phán đoán và phản xạ nhanh. Để chơi trò này cần ít nhất 2 người chơi, cách chơi là mọi người bắt đầu hát cùng câu “oẳn tù tì ra cái gì ra cái này”. Sau khi kết thúc câu hát, người chơi sẽ phải đưa tay ra phía trước, có 4 kiểu là búa – dùi – kéo – lá. Theo thứ tự: búa ăn được kéo, kéo cắt được lá, dùi ăn được kéo, dùi ăn được lá và cuối cùng sẽ phân ra được người thắng người thua.

Kéo cưa lừa xẻ

Đây là trò chơi dân chơi phổ biến với trẻ nhỏ. Trò chơi này sử dụng bài hát có âm điệu và ngôn ngữ đơn giản khiến các bé thích thú khi chơi trò này. 

Hai người ngồi đối diện và cầm chặt tay nhau. Sau đó vừa hát vừa kéo tay và đẩy qua đẩy lại giống như đang cưa một khúc gỗ. Mỗi lần hát một từ thì lại đẩy hoặc kéo về một lần. Bài hát có thể là:

“Kéo cưa lừa xẻ

Làm ít ăn nhiều

Nằm đâu ngủ đấy

Nó lấy mất của

Lấy gì mà kéo”

 

Hoặc: 

 

“Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Về ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Về bú tí mẹ”.


Gợi ý những trò chơi dân gian 2 người trở lên

Xem thêm: Cách tổ chức trò chơi dân gian ô ăn quan chi tiết

Ô ăn quan

Ô ăn quan là trò chơi dân gian quen thuộc, gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam. Trò chơi này giúp rèn luyện tính kiên trì, tính toán và ghi nhớ.

Để chơi trò này, trước tiên cần chuẩn bị:

  • 50 viên đá nhỏ làm dân và 2 viên đá lớn làm quan.
  • Vẽ một hình chữ nhật và chia đôi theo chiều dài, mỗi bên chia thành 5 ô đối xứng nhau và mỗi ô đặt 5 viên dân. Ở 2 bên đầu hình chữ nhật vẽ hình vòng cung, mỗi đầu đặt 1 viên quan.

Cách chơi như sau:

  • Người đi đầu tiên sẽ dùng quân trong một ô dân bất kỳ nằm ở phía mình để rải đều từng viên một vào các ô. Nếu đã rải hết quân và gặp một ô trống, thì người đó sẽ ăn hết quân ở ô sau ô trống, trường hợp sau ô trống là một ô trống thì người chơi không ăn được quân. Lượt chơi của người này kết thúc. Nếu gặp một ô có quân thì dùng quân trong ô đó rải tiếp cho đến khi gặp ô trống như trường hợp trên. 
  • Hai người chơi thay phiên nhau rải quân cho đến khi ô quan bị ăn hết hoặc ô dân của một trong hai người bị ăn hết. Cuối cùng, người nào có số lượng quân nhiều hơn thì giành chiến thắng.

Chuyền

Chuyền là trò chơi thường dành cho con gái và số người chơi từ 2 người trở lên. Đồ chơi gồm có 10 que nhỏ và một quả tròn nặng (quả bòng nhỏ hoặc quả bưởi nhỏ…).

Người chơi cầm quả ở tay tung lên không trung và nhặt từng que. Lặp lại cho đến khi quả rơi xuống đất là mất lượt. Chơi từ bàn 1 (lấy một que một lần tung), bàn 2 (lấy hai que một lần tung) cho đến 10. Khi chơi có thể vừa nhặt quả chuyền vừa hát những câu thơ phù hợp với từng bàn. Một mốt, một mai, con trai, con hến,… Đôi tôi, đôi chị… Ba lá đa, ba lá đề…

Hết bàn mười thì chuyền bằng hai tay: chuyền một vòng, hai vòng hoặc ba vòng… và hát: “Đầu quạ, quá giang, sang sông, trồng cây, ăn quả, nhả hột…”. Khoảng 10 lần là hết một bàn chuyền, đi liền mấy ván sau và tính điểm được thua theo ván.

Khi người chơi không nhanh tay hay nhanh mắt để bắt được bóng và que cùng một lúc sẽ bị mất lượt, lượt chơi sẽ chuyển sang người tiếp theo.

Đánh quay

Đánh quay là trò chơi dân gian thường dành cho con trai. Trò chơi này thường chia thành nhóm từ 2 người trở lên, nếu đông có thể chia thành nhiều nhóm. Một người cũng có thể chơi quay, nhưng có nhiều người chơi thì sẽ sôi nổi và hấp dẫn hơn.

Đồ chơi là con quay bằng gỗ hay sừng hình nón cụt và có chân bằng sắt. Người chơi sẽ dùng một sợi dây để quấn từ dưới lên trên rồi cầm một đầu dây thả thật mạnh cho quay tít. Con quay của ai quay lâu nhất thì người đó  sẽ thắng. Trong khi chơi có thể dùng một con quay khác bổ vào con quay đang quay mà nó vẫn quay thì người chủ của con quay đó được nhất.

Đấu vật

Tại t Nam, đấu vật là một trò chơi dân gian mang tính cổ truyền ở hầu hết các tỉnh miền Bắc. Trò chơi dân gian 2 người này thường tổ chức dưới dạng các hội vật vào tháng Giêng âm lịch.

Luật chơi cơ bản như sau: Hai đô vật khi tham gia chơi phải ở trần và chỉ đóng một chiếc khố. Họ sẽ lên sàn đấu trong 1 vòng tròn ở bãi đất trống hoặc sân đình, sân làng. Hai người dùng tay và sức để thi đấu với nhau. Người giành chiến thắng là người vật ngã đối phương, hoặc đẩy người đó ra khỏi vòng tròn thi đấu.

Trên đây là những trò chơi dân gian 2 người trở lên có thể thực hiện, hy vọng sẽ giúp bạn vận dụng tổ chức cho các hoạt động của mình.

Rate this post
Phương

Share
Published by
Phương

Recent Posts

Giải đáp: nên học Cao đẳng hay Đại học?

Nên học Cao đẳng Đại học là băn khoăn của rất nhiều phụ huynh và…

9 tháng ago

Ở TPHCM ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học học trường nào?

Ở TPHCM ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học học trường nào? Để biết thêm…

11 tháng ago

Học Cao đẳng Điều dưỡng ở đâu có chất lượng tại TP. HCM?

Kinh tế phát triển kéo theo các nhu cầu khác của con người tăng cao,…

11 tháng ago

Giải đáp: Tại sao tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế?

Các bạn đến bất cứ nơi nào trên thế giới cũng có thể tìm thấy…

11 tháng ago

Mệnh Thủy hợp số nà? Con số may mắn dành cho mệnh Thủy

Mệnh Thủy hợp số nào? Đâu là cách để ứng dụng các con số may…

1 năm ago

Khung chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh hệ Cao đẳng chính quy như thế nào?

Ngành Ngôn ngữ Anh được đánh giá là một ngành học có nhiều triển vọng…

2 năm ago