Lá mật gấu là lá gì? Uống lá mật gấu hàng ngày có tốt không?
Cây mật gấu được xem như là một loại thần dược trong dân gian, công dụng từ thân cây, vỏ rễ, lá cây đều là các bài thuốc giúp phòng và chữa được nhiều bệnh tật. Lá mật gấu là lá gì? Uống lá mật gấu hàng ngày có tốt không? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau.
1. Cây mật gấu là cây gì?
Cây mật gấu có tên gọi khác là cây lá đắng, cây hoàn liên ô rô hay cây mã hổ. Đây là một loại thảo dược, mọi bộ phận của cây đều có tác dụng làm thuốc rất tốt từ rễ, thân, là và quả.
Cây mật gấu mọc thành bụi lớn, dáng cây to cao có thể lên đến 8m. Lá cây xanh hình kép lông chim, dài khoảng 50cm và có khoảng 4 – 10 cặp đính ở 2 bên. Hoa có màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành dài 30cm. Quả của cây mật gấu có màu xanh, khi chín chuyển màu tím.
Ở Việt Nam cây được trồng nhiều ở khu vực Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang.
Ở Trung Quốc, các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Chiết Giang, An Huy cũng có số lượng cây mật gấu nhiều. Ngoài ra, các khu vực như Nam Phi, Tây Phi, Congo, Ấn Độ cũng thường xuyên áp dụng bài thuốc dân gian này cho nhiều loại bệnh tại các quốc gia này.
Trong lá mật gấu chứa nhiều các chất: : alkaloids, tannin, saponin, glycoside. Ngoài ra còn chứa nhiều chất kháng ung thư, chứa nhiều axit amin, vitamin khoáng chất quan trọng …
Uống lá mật gấu có tốt không?
2. Cây mật gấu có tác dụng gì?
Cây mật gấu được biết đến là loại cây có tác dụng giải độc gan, thanh lọc cơ thể, điều hòa huyết áp, ngăn chặn các tế bào ung thư.
Loại cây này chỉ được khuyên dùng ở dạng sắc nước uống hoặc nấu sôi. Không nên sử dụng như một loại rau ăn hàng ngày. Đặc biệt, bộ phận lá cây như một loại thảo mộc, khi sắc lên uống giúp điều trị các bệnh như viêm gan, cao huyết áp, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, kiết lỵ, xương khớp, đái tháo đường, tiêu chảy …
Tại một số quốc gia, cây mật gấu còn được phát hiện với những công dụng khác nhau:
Khu vực Tây Phi: Lá mật gấu được sử dụng như một loại trà, có tác dụng chữa đái tháo đường, chữa táo bón, nhiễm trùng da…
Khu vưc Nam Phi: Rễ cây mật gấu được dùng để chữa sán máng, rối loạn kinh nguyệt, hiếm muộn…
Tại Congo: Phần vỏ rễ của cây và lá cây dùng để chữa viêm gan, nhiễm giun, viêm dạ dày, kiết lỵ
Tại Ấn Độ: Phần rễ, cành mật gấu có thể dùng chữa cảm cúm, phát ban, giảm ho, hạ sốt, viêm vú. Phần lá cây chữa bệnh đái tháo đường.
Uống lá mật gấu hàng ngày có tốt không?
3. Đối tượng sử dụng cây mật gấu
Những người được phép sử dụng cây mật gấu cụ thể là: người bị tiểu đường, viêm dạ dày, cao huyết áp, sỏi mật, tiêu chảy, táo bón, viêm đại tràng, đau mỏi xương khớp, mất ngủ, người uống nhiều rượu bia, bị viêm gan B, viêm gan C, tăng men gan, xơ gan, béo phì …
4. Uống lá mật gấu hàng ngày có tốt không?
Nói chung sau một thời gian nghiên cứu việc sử dụng cây mật gấu trên động vật kết quả cho thấy qua 6 tuần uống dịch mật gấu thì không có biểu hiện khác biệt trên cơ thể. Đồng thời, trọng lượng cơ thể, các chỉ số về huyết học như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu đều không có sự thay đổi.
Do đó có thể khẳng định rằng, sử dụng cây mật gấu chưa có biểu hiện độc tính nào trên cơ thể.
Uống nước lá mật gấu nhiều có tốt không?
5. Một số cách sử dụng của lá mật gấu
Sốt rét: Dùng một nắm nhỏ lá mật gấu sắc cùng 4 chén nước cho đến khi còn 2 chén, chia uống 3 lần/ngày.
Cảm sốt: Sắc 10g lá khô cùng với khoảng 25g nghệ củ trong 200ml nước cho đến khi còn 100ml, chia uống 3 lần trong ngày.
Hạ huyết áp: Rửa và đun sôi khoảng 5 lá mật gấu tươi với 3 chén nước nấu cho đến khi lượng nước còn khoảng 2 chén, để nguội, lọc bỏ bã, chia uống 2 lần/ngày.
Viêm ruột thừa: Đun sôi 30g lá trong 400ml nước, để nguội, lọc bỏ bã, pha cùng mật ong uống 3 lần/ngày
Đái tháo đường: Dùng khoảng 5g lá mật gấu tươi, rửa sạch, hãm trong 1 chén nước nóng, để nguội, uống mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối, sau bữa ăn.
Nhiễm trùng đường hô hấp hoặc bệnh lỵ Bacillary: Lấy khoảng 9 – 15g lá khô, sắc với 3 chén nước đến khi còn 1 chén, lọc bỏ bã, để nguội chia uống 2 lần/ngày.
Bài viết đã trả lời thắc mắc: Uống lá mật gấu hàng ngày có tốt không? Hy vọng bài viết đã cung cấp các thông tin hữu ích cho bạn đọc.