Từ lâu, trong dân gian đã lưu truyền nhiều bài thuốc từ cây nhọ nồi để chữa một số bệnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày hiệu quả và an toàn.
Cây nhọ nồi còn được biết đến với các tên gọi khác là cỏ mực, bạch hoa thảo, thủy hạn liên, hạn liên thảo. Ở nước ta, loại cây này được phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và miền núi có độ cao khoảng 1500m.
Cây nhọ nồi thường mọc thẳng hoặc bò ngang trên mặt đất, cao khoảng 30 – 40cm và phân thành nhiều nhánh. Thân cây cứng có màu lục hoặc đỏ tía và có lớp lông trắng bên ngoài. Lá cây hình mác, dài khoảng 4 – 8cm và thường mọc đối nhau. Mặt lá có nhiều lông trắng nhỏ và có mép răng cưa thưa. Hoa màu trắng, khá nhỏ và thường mọc thành cụm ở ngọn thân hoặc kẽ lá thành đầu. Quả của cây nhọ nồi khá bé và có 3 cạnh hơi dẹt.
Cây nhọ nồi là một vị thuốc quen thuộc trong Đông y
Theo Đông y, cây nhọ nồi có tính hàn, vị chua ngọt và rất lành tính. Loại cây này có tác dụng cầm máu, thanh nhiệt, giúp mát huyết, trị mề đay, chảy máu cam, viêm gan tạng và cả bệnh đau dạ dày, xuất huyết dạ dày. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong thành phần của cây nhọ nồi chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là vitamin K và các hoạt chất như:
Với những hoạt chất trên, có thể thấy cây nhọ nồi chữa bệnh dạ dày nếu dùng đúng cách. Dưới đây là một số bài thuốc từ cây nhọ nồi chữa đau dạ dày mà bạn có thể áp dụng.
Trong phần lá của cây nhọ nồi chứa nhiều hoạt chất, dược tính cao nhất trong cây. Uống nước được sắc từ cây nhọ nồi chữa đau dạ dày là phương pháp rất đơn giản và mang lại hiệu quả.
– Chuẩn bị: 1 nắm lá nhọ nồi và 200ml nước sôi để nguội.
– Cách thực hiện:
Bạn hãy kiên trì thực hiện phương pháp này liên tục trong khoảng 5 – 10 ngày thì các triệu chứng ợ hơi, buồn nôn, nóng rát dạ dày sẽ dần thuyên giảm và biến mất.
Nhiều thành phần trong lá trắc diệp có tác dụng nhuận tràng, giảm táo bón, ợ chua, chống đầy bụng và trào ngược acid dạ dày. Vì vậy, khi kết hợp giữa cây nhọ nồi và lá trắc diệp sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao hơn.
– Chuẩn bị: Nhọ nồi, hoa hòe, hoài sơn, trắc bá diệp, cây mần tưới, gạo nếp và 1 củ gấu (hương phụ)
– Cách thực hiện:
Bạn hãy kiên trì áp dụng bài thuốc cây nhọ nồi chữa đau dạ dày đều đặn mỗi ngày để các triệu chứng thuyên giảm.
Bài thuốc từ cây nhọ nồi chữa đau dạ dày hiệu quả
Đối với những người bệnh bị đau dạ dày kèm các biểu hiện như xuất huyết (đi ngoài ra máu hoặc phân đen…) thì có thể dùng cây nhọ nồi kết hợp bạch cập và các thảo dược khác để cầm máu, tiêu viêm, lợi huyết, ích khí và giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi bao tử.
– Chuẩn bị: 50g cây nhọ nồi, 15g cam thảo 20g bạch cập và 4 quả đại táo
– Cách thực hiện:
Bạn hãy áp dụng bài thuốc từ cây nhọ nồi chữa đau dạ dày này trong khoảng 2 tuần các triệu chứng của bệnh sẽ dần thuyên giảm.
Để cải thiện các triệu chứng đau dạ dày, các thầy thuốc y học cổ truyền đã kết hợp cây nhọ nồi cùng với 6 vị thuốc khác.
– Nguyên liệu:
– Cách thực hiện:
Sử dụng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày là phương pháp hiệu quả và lành tính. Tuy nhiên, để tránh tốn kém thời gian, người bệnh cần ghi nhớ một vài lưu ý quan trọng.
– Những đối tượng không nên dùng cây nhọ nồi chữa bệnh đó là: Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú; bệnh nhân bị đau dạ dày kèm theo viêm đại tràng mãn tính, người thường xuyên bị tiêu chảy, sôi bụng, đại tiện lỏng…
– Các trường hợp cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng: Trẻ em dưới 15 tuổi, người bị huyết áp thấp, người mắc chứng đông máu hoặc đang dùng các thuốc làm loãng máu, người bị đau dạ dày nặng và lâu năm. Hoặc những người đang sử dụng các loại thuốc Dicoumarol, Warfarin, Phenyl Indandion.
– Trong quá trình điều trị bệnh dạ dày, bệnh nhân cần kiêng ăn các thực phẩm lạnh và tránh ăn đồ cay hoặc các thức ăn chứa nhiều axit như xoài, khế chua, cam quýt, các món gỏi… Bên cạnh đó không ăn đồ sống, đồ tanh, thịt đỏ, đồ nhiều dầu mỡ và không sử dụng nước ngọt, nước có gas, các chất kích thích trong bia, rượu, thuốc lá…
– Nên ăn chín, uống sôi và tránh ăn đồ sống khiến dạ dày có nguy cơ bị nhiễm khuẩn nặng hơn và dẫn đến tiêu chảy. Ưu tiên các loại thực phẩm chứa giàu chất chống oxy hóa và có đặc tính kháng viêm, giảm đau tự nhiên như tỏi, gừng, nghệ, sữa chua, trà xanh, cam thảo, hạt thì là…
Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya quá 11 giờ đêm, tập luyện thể dục thể thao… để việc điều trị bệnh mang lại hiệu quả tốt hơn.
Tổng hợp
Nên học Cao đẳng Đại học là băn khoăn của rất nhiều phụ huynh và…
Ở TPHCM ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học học trường nào? Để biết thêm…
Kinh tế phát triển kéo theo các nhu cầu khác của con người tăng cao,…
Các bạn đến bất cứ nơi nào trên thế giới cũng có thể tìm thấy…
Mệnh Thủy hợp số nào? Đâu là cách để ứng dụng các con số may…
Ngành Ngôn ngữ Anh được đánh giá là một ngành học có nhiều triển vọng…