Categories: Tin tức

Cây nhọ nồi có tác dụng gì – Điều trị bệnh từ cây nhọ nồi

Cỏ mực hay còn gọi là cỏ nhọ nồi, là một loài cây mọc dại ở rất nhiều nơi trên đất nước ta nhưng nó cũng là một thảo dược thần kỳ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể. Vậy cây nhọ nồi có tác dụng gì, tất cả các ông dụng sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Cây nhọ nồi có tác dụng gì?

Cây nhọ nồi có tác dụng trong việc giảm đau

Cỏ mực tươi thường được dùng để trị đau răng, trị viêm nha chu, đau lưng, giúp làm lành vết thương trong các bài thuốc cổ truyền Ấn Độ. Bên cạnh đó, hàng loạt thí nghiệm giảm đau khác nhau trên chuột cho thấy cỏ mực có tác dụng tương đương với thuốc giảm đau codein và aspirin.

Cây nhọ nồi điều trị giảm đau

Xem thêm: Cây nhọ nồi hạ sốt

Các nghiên cứu khác đã tìm ra tác dụng giảm đau của cây cỏ mực là nhờ dịch chiết ethanol và hợp chất alkaloid của nó, các hoạt chất này có tác dụng làm giảm đau nhanh chóng. Những bằng chứng này gợi ý việc sử dụng cỏ nhọ nồi thay thế cho các thuốc giảm đau thông thường, đặc biệt phù hợp cho các đối tượng chống chỉ định sử dụng thuốc giảm đau như người có bệnh lý dạ dày – tá tràng, suy gan, suy thận…

Tác dụng của cây nhọ nồi đối với gan

Từ lâu, các bác sĩ y học cổ truyền người Ấn Độ đã công nhận những tác dụng cây cỏ mực đối với gan. Đó là nhờ hàm lượng cao flavonoid và các hoạt chất sinh học khác, chẳng hạn như wedelolactone. Họ cũng sử dụng cỏ nhọ nồi điều trị bệnh về gan như viêm gan vàng da, giúp tăng cường chức năng gan.

Một nghiên cứu trên chuột cũng ghi nhận chức năng bảo vệ gan tốt của cỏ mực. Các nhà khoa học đã tiêm chất độc cho gan (CCl4) vào những con chuột. Kết quả là nhóm chuột được uống dịch chiết lá cỏ mực có tỷ lệ tử vong là 22%, trong khi đó nhóm chuột không điều trị có tỷ lệ tử vong là 77%.

Nghiên cứu đăng tải trên thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ năm 2015 cho thấy dịch chiết ethanol của cỏ mực giúp tăng trọng lượng gan, thúc đẩy hoạt động của các enzyme chống oxy hóa trong gan. Một trong những tác dụng tuyệt vời của cỏ mực lên gan là loại thảo dược này có khả năng bảo vệ gan khỏi các tác hại bởi các chất độc của thực phẩm, rượu bia; đồng thời giúp tái tạo lại tế bào gan.

Tác dụng của cỏ mực trong việc kháng khuẩn

Từ xa xưa, Y học cổ truyền nhiều nước châu Á cũng đã dùng cây nhọ nồi để chống nhiễm trùng, chẳng hạn như trị nhiễm trùng đường tiết niệu, mụn nhọt đầu đinh, chứng tưa lưỡi (nấm lưỡi) ở trẻ.

Cây nhọ nồi dùng để uống

Tìm hiểu thêm: Cây nhọ nồi mọc ở đâu

Công dụng này đã được chứng minh bằng khoa học. Năm 2011, một nghiên cứu khoa học trên diện rộng đã kiểm tra tác dụng kháng khuẩn của nhiều dược liệu, trong đó có cây cỏ mực. Nó có hiệu quả chống lại 9 loại vi khuẩn khác nhau. Đáng kể nhất là những vi khuẩn như tụ cầu khuẩn vàng, khuẩn E.coli – những tác nhân thường gặp gây viêm tiết niệu và mụn nhọt ngoài da.

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Cây cỏ mực có thể giúp ổn định huyết áp và làm giảm chỉ số cholesterol xấu của cơ thể – điều kiện cần để có một trái tim khỏe mạnh. Các nhà nghiên cứu cho rằng khả năng giúp giảm huyết áp là bởi vì tính chất lợi tiểu của cây nhọ nồi. Riêng về khả năng hạ lipid máu, cũng là nghiên cứu đăng tải trên thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, trong đó dịch chiết ethanol của cỏ mực giúp giảm cân, tăng khối lượng gan, giảm mỡ máu ở chuột bị tăng mỡ máu.

Cây nhọ nồi điều trị sốt

Theo y học cổ truyền, cỏ mực là vị thuốc có vị chua ngọt, tính hàn, quy kinh can, thận. Vì vậy cỏ mực có thể hạ sốt nhanh chóng. Đây là loại cây dễ kiếm, an toàn nên được sử dụng rộng rãi cho những trường hợp trẻ em sốt cao. Ngoài ra, cây cỏ mực còn được dùng chữa sốt xuất huyết, sốt phát ban, trúng thử.

Tác dụng của cây cỏ mực để cầm máu

Cỏ mực có mặt trong các bài thuốc dân gian nước ta và Trung Quốc để chữa nhiều chứng bệnh do xuất huyết, bao gồm chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu; rong kinh, rong huyết; ho ra máu; băng huyết sau sinh. Đây là nhờ tác dụng cầm máu của thảo dược này.

Lưu ý khi sử dụng cỏ mực làm thuốc:

Tuy được xem là loại thảo dược lành tính, dùng được cho nhiều bệnh lý khác nhau, tuy nhiên vẫn cần cẩn trọng khi sử dụng loại thuốc này.

  • Không dùng cỏ mực làm thuốc cho phụ nữ có thai do có nguy cơ gây sảy thai.
  • Đối tượng trẻ nhỏ phải hết sức cẩn thận khi dùng, cần hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng, cách dùng.
  • Không dùng cỏ mực cho người tỳ vị hư hàn, hay đầy bụng, đi ngoài sống phân, viêm đại tràng mãn tính
  • Chỉ nên dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, mới mắc. Nếu tình trạng bệnh nặng lên cần đến cơ sở y tế để được thăm khám.
  • Việc kết hợp nhiều loại dược liệu cần có sự đồng ý của bác sĩ để tránh tương tác gây dị ứng, tác dụng không mong muốn.

Trên đây là những thông tin về tác dụng cây nhọ nồi mong rằng bạn đã hiểu hơn về công dụng, cách dùng, cũng như bài thuốc hay từ nhọ nồi.

Rate this post
Gia Vũ

Share
Published by
Gia Vũ

Recent Posts

Giải đáp: nên học Cao đẳng hay Đại học?

Nên học Cao đẳng Đại học là băn khoăn của rất nhiều phụ huynh và…

8 tháng ago

Ở TPHCM ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học học trường nào?

Ở TPHCM ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học học trường nào? Để biết thêm…

10 tháng ago

Học Cao đẳng Điều dưỡng ở đâu có chất lượng tại TP. HCM?

Kinh tế phát triển kéo theo các nhu cầu khác của con người tăng cao,…

10 tháng ago

Giải đáp: Tại sao tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế?

Các bạn đến bất cứ nơi nào trên thế giới cũng có thể tìm thấy…

10 tháng ago

Mệnh Thủy hợp số nà? Con số may mắn dành cho mệnh Thủy

Mệnh Thủy hợp số nào? Đâu là cách để ứng dụng các con số may…

1 năm ago

Khung chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh hệ Cao đẳng chính quy như thế nào?

Ngành Ngôn ngữ Anh được đánh giá là một ngành học có nhiều triển vọng…

2 năm ago