Categories: Sức khỏe

Những bài thuốc từ cây nhọ nồi chữa đau dạ dày

Cây nhọ nồi là một loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh trong các bài thuốc dân gian. Hãy tìm hiểu về những cách sử dụng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày dưới đây.

Tác dụng của cây nhọ nồi chữa bệnh đau dạ dày

Theo Đông y, cây nhọ nồi có vị chua ngọt, có tác dụng cầm máu, thanh nhiệt, giúp mát huyết, chảy máu cam, trị mề đay, viêm gan tạng và cả bệnh đau dạ dày, xuất huyết dạ dày. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong thành phần của cây nhọ nồi chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là vitamin K và các hoạt chất như:

  • Vitamin K: Có tác dụng cầm máu, ngăn chặn chảy máu ở dạ dày, tái tạo và phục hồi các vết lóe, những tổn thương ở niêm mạc dạ dày.
  • Tanin: Một chất kết tủa sẽ được tạo thành để che phủ niêm mạc ở dạ dày, chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng khi tanin vào cơ thể.
  • Ecliptin: Thành phần này giúp tiêu viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt nấm và vi khuẩn gây hại cho dạ dày.
  • Carotene và Flavonozit: Hai chất này bổ trợ nhau giúp trung hòa lượng axit trong dịch vị dạ dày, từ đó giảm được triệu chứng nôn ói, ợ chua và ngăn ngừa dạ dày viêm loét do dịch axit tiết quá nhiều.


Những bài thuốc từ cây nhọ nồi chữa đau dạ dày

Xem thêm: Cây nhọ nồi mọc ở đâu? Một số bài thuốc từ cây nhọ nồi

Một số bài thuốc từ cây nhọ nồi chữa đau dạ dày

Dưới đây là một số bài thuốc từ cây nhọ nồi chữa đau dạ dày bạn có thể áp dụng.

Sử dụng nước cây nhọ nồi nguyên chất

Trong lá nhọ nồi chứa nhiều hoạt chất, dược tính cao nhất trong cây. Uống nước cây nhọ nồi chữa đau dạ dày là phương pháp rất đơn giản và mang lại hiệu quả.

– Chuẩn bị: 1 nắm lá nhọ nồi và 200ml nước sôi để nguội.

– Cách thực hiện:

  • Rửa sạch nhọ nồi và ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn. Sau đó vớt nhọ nồi ra và để ráo nước.
  • Tiếp theo, cho tất cả lá nhọ nồi đã chuẩn bị vào máy xay nhuyễn và vắt lấy nước cốt. Trong quá trình xay, bạn nên cho vào một chút nước lọc để nhọ nồi tiết hết hoạt chất.
  • Dùng rây lọc để loại bỏ phần bã, dùng phần nước cốt.
  • Chia nước cốt thành 2 phần bằng nhau để uống sáng và tối. Nên uống trong ngày, tránh để quá lâu, nếu không hiệu quả điều trị bệnh sẽ không được tốt nhất.

Bạn hãy kiên trì thực hiện phương pháp này liên tục trong 5 – 10 ngày thì các triệu chứng ợ hơi. buồn nôn, nóng rát dạ dày sẽ dần thuyên giảm và biến mất.

Kết hợp nhọ nồi và vị thảo dược bạch cập

Đối với trường hợp người bệnh bị đau dạ dày đi kèm các biểu hiện như xuất huyết (phân đen, đi ngoài ra máu…) thì có thể dùng cây nhọ nồi kết hợp bạch cập và các thảo dược khác để cầm máu, lợi huyết, ích khí, tiêu viêm, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi bao tử.

– Chuẩn bị: 50g cây nhọ nồi, 20g bạch cập, 15g cam thảo và 4 quả đại táo

– Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên rồi cho vào ấm.
  • Đổ thêm vào ấm 1 lít nước rồi đem đi sắc cho đến khi nước trong nồi cạn còn 300ml.
  • Sau đó tắt bếp, rồi chắt lấy lượng nước thu được và chia thành 2 phần bằng nhau để sử dụng sau mỗi bữa ăn trưa và tối khoảng 30 phút.

Kiên trì áp dụng bài thuốc từ cây nhọ nồi chữa đau dạ dày này trong khoảng 2 tuần các triệu chứng của bệnh sẽ dần thuyên giảm.


Những bài thuốc từ cây nhọ nồi chữa đau dạ dày

Xem thêm: Tìm hiểu về cách chế biến cây nhọ nồi phơi khô

Uống nhọ nồi và lá trắc diệp

Lá trắc diệp có chứa nhiều thành phần giúp nhuận tràng, chống đầy bụng, giảm táo bón, ợ chua và trào ngược acid dạ dày. Do đó, sự kết hợp giữa cây nhọ nồi và lá trắc diệp sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao.

– Chuẩn bị: Nhọ nồi, hoài sơn, trắc bá diệp, cây mần tưới, hoa hòe, 1 củ gấu (hương phụ), gạo nếp

– Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các loại dược liệu đã chuẩn bị, rồi cho vào ấm đất cùng với 1 lít nước.
  • Đậy kín nắp ấm và sắc cho đến khi cạn còn 2 bát nước.
  • Sau đó, chia lượng nước thu được thành 2 phần để sử dụng vào mỗi bữa trưa và bữa tối. Áp dụng đều đặn mỗi ngày để các triệu chứng của bệnh đau dạ dày thuyên giảm.

Một số lưu ý khi sử dụng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày

Sử dụng cây nhọ nồi chữa bệnh dạ dày là phương pháp hiệu quả, an toàn, lành tính. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả, tránh tốn kém thời gian, người bệnh cần ghi nhớ một vài lưu ý quan trọng.

– Những đối tượng không nên dùng cây nhọ nồi chữa bệnh: Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú; bệnh nhân bị đau dạ dày kèm theo viêm đại tràng mãn tính, người thường xuyên bị tiêu chảy, đại tiện lỏng, sôi bụng…

– Các trường hợp cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng: Người bị huyết áp thấp, trẻ em dưới 15 tuổi, người mắc chứng đông máu hoặc đang dùng các thuốc làm loãng máu, người bị đau dạ dày nặng và lâu năm. Hoặc người đang sử dụng các loại thuốc Warfarin, Dicoumarol, Phenyl Indandion.

– Người bệnh cần kiêng ăn các thực phẩm lạnh và tránh ăn đồ cay hoặc các thức ăn chứa nhiều axit, chẳng hạn như xoài, khế chua, cam quýt, các món gỏi…

– Nên ăn chín, uống sôi và tránh ăn đồ sống khiến dạ dày có nguy cơ bị nhiễm khuẩn nặng hơn và dẫn đến tiêu chảy. 

– Không ăn đồ sống, đồ tanh, thịt đỏ, đồ nhiều dầu mỡ và không sử dụng nước ngọt, nước có gas, các chất kích thích trong rượu, bia, thuốc lá…

– Ưu tiên các loại thực phẩm chứa giàu chất chống oxy hóa và có đặc tính kháng viêm, giảm đau tự nhiên như nghệ, gừng, tỏi, sữa chua, trà xanh, cam thảo, hạt thì là…

Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, không thức khuya quá 11 giờ đêm, tập luyện thể dục thể thao… để việc điều trị bệnh mang lại hiệu quả tốt hơn.

Rate this post
Gia Vũ

Share
Published by
Gia Vũ

Recent Posts

Giải đáp: nên học Cao đẳng hay Đại học?

Nên học Cao đẳng Đại học là băn khoăn của rất nhiều phụ huynh và…

8 tháng ago

Ở TPHCM ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học học trường nào?

Ở TPHCM ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học học trường nào? Để biết thêm…

10 tháng ago

Học Cao đẳng Điều dưỡng ở đâu có chất lượng tại TP. HCM?

Kinh tế phát triển kéo theo các nhu cầu khác của con người tăng cao,…

10 tháng ago

Giải đáp: Tại sao tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế?

Các bạn đến bất cứ nơi nào trên thế giới cũng có thể tìm thấy…

10 tháng ago

Mệnh Thủy hợp số nà? Con số may mắn dành cho mệnh Thủy

Mệnh Thủy hợp số nào? Đâu là cách để ứng dụng các con số may…

1 năm ago

Khung chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh hệ Cao đẳng chính quy như thế nào?

Ngành Ngôn ngữ Anh được đánh giá là một ngành học có nhiều triển vọng…

2 năm ago